“Có hiện tượng phổ biến học xong một thời gian là học sinh quên hết”
“Có hiện tượng phổ biến học xong một thời gian là học sinh quên hết”
Đó
là một trong những hệ quả của việc thiếu hụt hoạt động trải nghiệm mà
PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp (giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học - Trường ĐH Sư
phạm Hà Nội) nêu ra tại tọa đàm “Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường
phổ thông” do NXB ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 12/9.
Học sinh chán là do việc học xa rời cuộc sống
Mở đầu tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp nêu vấn đề tại sao học sinh chúng ta chán học, lười học. Ông Hợp cho rằng một trong các nguyên nhân là do việc học không tiếp cận được, thậm chí xa rời cuộc sống.
 |
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm “Hoạt động trải nghiệm
trong nhà trường phổ thông” do NXB ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 12/9.
Ảnh: Thanh Hùng.
|
Ông Hợp
chia sẻ câu chuyện thực tế: Khi hỏi các sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học
sau những chuyến đi thực tập ở các trường phổ thông, câu trả lời ông
nhận được là “thấy các thầy cô dành thời gian của các môn khác nhau như Tự nhiên - Xã hội, Thủ công, Mỹ thuật để… nhồi Toán và Tiếng Việt”.
“Có
một hiện tượng khá phổ biến là học sinh học xong rồi sau một thời gian
thì quên hết. Vì các em bị học kiểu nhồi nhét, không được phát triển tư
duy. Tư duy được coi là đường dẫn để kiến thức và kỹ năng đi vào não bộ
của đứa trẻ. Khi đó, kiến thức, kỹ năng trở thành năng lực và mới trở
thành giá trị cá nhân của trẻ. Và chỉ khi trở thành giá trị cá nhân rồi
thì mới bền vững.
Nếu đứa trẻ bị học nhồi nhét, việc chúng quên
đi là còn may. Bởi không quên đi được thì nhiều em bị trầm cảm, thậm chí
tâm thần” - ông Hợp chia sẻ.
Từ những diễn giải này, ông Hợp
khẳng định nhiều người mắc phải quan niệm sai lầm là vai trò của giáo
dục, của nhà trường và của giáo viên là truyền thụ kiến thức cho học
sinh.
 |
PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp. Ảnh: Thanh Hùng. |
“Theo
thuyết đa trí tuệ thì trí thông minh của con người đa dạng, gồm: logic
toán học, ngôn ngữ, vận động, âm nhạc, giao tiếp, nội tâm, tự nhiên học,
không gian. Thế nhưng, hầu hết các bậc phụ huynh chúng ta quan niệm đã
giỏi phải là Toán và Tiếng Việt, còn giỏi các thứ khác không là gì cả.
Đó là quan niệm hết sức sai lầm nhưng rất phổ biến.
Thử
nhìn xem, những người nổi tiếng và thành đạt có thể không hề giỏi Toán
và Tiếng Việt. Chúng ta biết đến Công Vinh, Thủy Tiên…, những người đó
không thành công bằng giỏi Toán và Tiếng Việt mà bằng thứ khác. Và đôi
khi giỏi thứ khác có khi thành công hơn giỏi Toán và Tiếng Việt. Do đó,
sứ mệnh của giáo dục là phải phát hiện ra trẻ có những trí thông minh
nổi bật gì và phát triển điều đó ở trẻ”.